1. Ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu
Tránh ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu.
Các bà nội trợ có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn.Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm đặc trưng, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư. Chính vì vậy, tốt nhất là nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.
2. Dùng mù tạt để ướp thực phẩm
Mù tạt vốn có tác dụng khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên dùng mù tạt để ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, từ đó sinh ra các chất gây ung thư.
3. Ướp nước mắm vào nguyên liệu cho món hầm
Nước mắm có vị ngọt của các các axit amin tạo ra trong quá trình phân hủy nguyên liệu thuỷ làm nước mắm. Nếu nấu hoặc ninh kỹ quá có thể làm mất đi các axit amin vì vậy chỉ nấu ở một thời gian thích hợp đảm bảo đủ chín thực phẩm.
4. Nêm đường vào món ăn ở nhiệt độ quá cao
Đường vừa có tác dụng tạo vị ngọt vừa tạo màu cho thức ăn. Nhưng khi nhiệt độ cao, đường sẽ dễ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, vị đắng làm mất đi độ thơm ngọt cũng như thẩm mỹ của món ăn. Vì vậy, đối với món kho hoặc chiên, rán chỉ để lửa 170 độ C – 200 độ C, thực phẩm sẽ có màu nâu cánh gián vừa phải rất hấp dẫn.
5. Cho quế và hồi vào dầu ăn đang sôi
Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi sẽ gây cháy, món ăn có mùi hăng và vị đắng. Vì thế, cần lưu ý nếu dùng quế ở dạng cây, bạn nên cho chúng vào khi ướp nguyên liệu và lúc nấu để tận dụng hết hương thơm. Còn nếu dùng ở dạng bột, bạn nên hòa với một ít nước.
6. Thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống
Bạn có thể đã nghe nói đến việc thêm dầu vào trong nước luộc mỳ ống để chúng không bị dính lại với nhau và với cả đáy nồi. Mặc dù điều này đúng sự thật, nhưng nó sẽ loại đi một phần dinh dưỡng nhất định của mỳ ống và thêm vào lượng calo không cần thiết. Thay vào đó, hãy giữ nước của bạn sôi liên tục để mỳ ống luôn di chuyển xung quanh và khuấy nó thường xuyên sẽ giúp cho mỳ không bị dính.
7. Sử dụng dầu ô liu khi nấu ăn
Bơ và bơ thực vật có nhiều chất béo có hại trong khi dầu ô liu lại chứa đầy đủ lượng chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, nhưng lại không tương đồng với lượng calo có trong lượng bơ tương ứng. Vì thế để đảm bảo lượng calo cần thiết thì bạn không nên sử dụng dầu ô liu trong khi nấu ăn.
Nguồn: Khỏe Và Đẹp