Lấy bối cảnh ở một quốc gia Châu Á cách Mỹ nửa vòng Trái đất, chuyện phim xoay quanh kỹ sư Jack Dwyer (Owen Wilson) cùng vợ và hai cô con gái vì kế mưu sinh mà phải dọn đến xứ lạ này. Vô tình, họ bị cuống vào một cuộc bạo động thảm khốc. Con ác mộng bắt đầu, Jack cùng gia đình, những con người vô tội phải tìm mọi cách để sống còn giữa đất nước xa lạ – một chiến trường loạn lạc, thoát khỏi những tên đao phủ đầy hận thù.
Trong khi đó, Pierce Brosnan lại vào vai một đặc vụ ngầm bảo vệ gia đình Jack khỏi quân phản động. Khi nhân vật của ông tiết lộ thân phận thật của mình ở gần cuối phim, dân mê phim hẳn sẽ rất thích thú bởi hầu hết đều biết Brosnan từng vào vai Đặc vụ James Bond trong bốn phần phim 007. Dù thời lượng xuất hiện hạn chế, nhưng vai diễn Pierce Brosnan lại giúp một bộ phim có không khí khá căng thẳng như No Escape trở nên lạc quan, tươi tắn hơn một chút. Một phân cảnh vào khoản đầu phim vừa hài hước nhưng cũng có phần “đắng”, khi một “cựu đặc vụ” đã về vườn – Pierce Brosnan ngồi quán rượu tán hươu tán vượn vẩn vơ cùng một diễn viên hài “lỡ vận” – Owen Wilson.
Owen Wilson là diễn viên chính nhưng No Escape không hài hước là mấy ngoài một vài chi tiết gây cười nhỏ đầu phim còn lại hầu như toàn bộ phim là những cảnh bạo lực cao trào. Hành động của phe nổi dậy tàn nhẫn không kém gì quân Khmer Đỏ ngày xưa, rùng rợn hơn nữa khi chúng đột kích vào các khách sạn và sát hại cuồng điên các du khách nước ngoài. Hình ảnh trong phim có khả năng gây shock và cao khi thẳng thừng diễn tả những cảnh xử tử, cưỡng hiếp, đốt phá,… dù vậy phim cũng không bị cắt cảnh nào do vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Giây phút căng thẳng nhất trong bộ phim là cảnh Jack buộc phải ném hai con gái mái nhà để chạy trốn quân phiến loạn. Diễn biến phim nhanh và gấp khiến người xem phải nín thở để theo dõi, diễn biến tâm trạng của từng nhân vật: người cha, người mẹ, hai em bé trong phân cảnh đó. Thứ tiếng nước ngoài lạ lẫm ko được dịch cũng là chi tiết kích thích trí tò mò của người xem.
Một điểm khá thông minh từ phía biên kịch là việc xử lý nội dung, khi phim nói về bạo loạn nhưng lại không mang tính gây hấn chính trị. Nguyên nhân khiến các đảng phái vùng dậy tấn công chính quyền cũng được giải thích là vì lợi ích kinh tế, bản thân quốc gia Châu Á trong phim cũng không được đề cập cụ thể là nước nào (nhưng khán giả xem phim tinh ý chút sẽ dễ dàng nhận ra). Đặc biệt, tình tiết cuối giải vây cho các nhân vật chính vừa giúp cho ngành du lịch nước bạn không bị ảnh hưởng, vừa là một bất ngờ thú vị đối với riêng các khán giả Việt Nam.
Bạo lực nhưng không hề thiếu vắng tình cảm con người. Ngoài nhân vật Hammond và cộng sự người Thái – hai người đã xả thân mình bất kể tính mạng để bảo vệ gia đình Jack thì gia đình Jack còn lần lượt được những người trong đoàn diễu hành giữ im lặng khi phát hiện anh là người nước ngoài, ông chủ nhà cho trốn trong khu vườn,…giúp đỡ. Và kết thúc phim trong khung cảnh yên bình hạnh phúc cũng được khán giả đánh giá cao sau những hồi hộp xuyên suốt phim.
Ngoài ra 1 vài điều thứ vị về bộ phim như Phim lấy bối cảnh tại đất nước Campuchia, thuộc Đông Nam Á, nơi mà gia đình Jack tới làm cho công ty Cardiff. Nhưng cảnh quay lại được thực hiện tại Chiềng Mai, Thái Lan. Trong phim, ngoài tiếng Anh – Mỹ còn có nhiều thứ tiếng, chủ yếu gồm tiếng Thái, một chút tiếng Khmer (Campuchia). Cảnh cuối phim lấy bối cảnh biên giới giữa Việt Nam và Campuchia (chung đường biên giới), bởi cảnh này không thể thực hiện được tại Thái.
Ivyblue tổng hợp