More
    HomeChia sẻ - Tâm sựNhững câu nói nên tránh trong giao tiếp hàng ngày

    Những câu nói nên tránh trong giao tiếp hàng ngày

    Rate this post

    “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Bạn có thể không đồng tình với quan điểm một người nhưng không nên có những câu nói thẳng thừng như dưới đây, nên tránh để có mối quan hệ tốt đẹp hơn :

    Khi nhận xét về ngoại hình ai đó

    1. Đừng nói: “Chị trông tệ quá!”

    Vì sao: Điều đó có nghĩa cô ấy trông không bình thường cho lắm

    Thay vì vậy, hãy nói: “Mọi việc vẫn ổn chứ?”. Chúng ta thường buột miệng bình luận từ “tệ” khi thấy ai đó thật không ăn nhập với mọi người xung quanh. Vì vậy, chỉ cần hỏi thôi, đừng đưa ra bình luận như thế.

    2. Đừng nói: “Ồ, bạn chắc phải giảm cả chục cân ấy nhỉ!”

    Vì sao: Với một người trông gầy hơn hẳn trước đây, điều này nhấn mạnh vào việc cô ấy đã từng trông không quyến rũ chút nào.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Bạn trông tuyệt quá.” Và hãy dừng chủ đề này ở đây. Nếu bạn thực sự tò mò về sự mảnh dẻ của cô ấy, hãy hỏi thêm: “Bạn có bí quyết gì vậy?”

    Ảnh: Internet
    Ảnh: Internet

    3. Đừng nói: “Bác trông rất tuyệt ở tuổi của mình.”

    Vì sao: Cách nói này có thể được xem là thô lỗ, người nghe có thể hiểu thế này: “Bác trông tuyệt đấy– so với những người cao tuổi khác.”

    Thay vì vậy, hãy nói: “Bác trông tuyệt quá!”

    4. Đừng nói: “Mình sẽ không mặc kiểu này đâu.”

    Vì sao: Câu này có thể bị hiểu lầm nghiêm trọng thành: ”Tôi không mặc nó đâu vì nó xấu quá.”

    Thay vì vậy, hãy nói: “Bạn thật hợp với quần jean bó sát.” Nếu bạn đã lỡ lời, hãy biện bạch thêm theo kiểu: “Chân mình không dài như bạn nên mình không mặc được kiểu quần bó này.”…

    Ở nơi làm việc

    5. Đừng nói: “Đó không phải việc của tôi.”

    Vì sao: Nếu sếp bạn yêu cầu bạn làm gì, thì đó chính xác là việc của bạn.”

    Thay vì vậy, hãy nói: “Tôi không chắc tôi có thể ưu tiên cho việc đó lúc này.” Sau đó, hãy nói chuyện với sếp về trách nhiệm của bạn.

    6. Đừng nói: “Chuyện này nghe hơi kỳ cục, nhưng mà …“

    Vì sao: Ồ, đừng tự hạ thấp giá trị ý tưởng của bạn bằng kiểu nói thiếu tự tin như thế. Không ai nghĩ là bạn khiêm tốn đâu, họ sẽ nghĩ là bạn thậm chí còn chẳng tin tưởng lắm vào ý tưởng của mình.

    Thay vì vậy, hãy nói: Những gì bạn nghĩ. Và hãy trình bày chúng một cách rành rọt và tự tin nhất.

    7. Đừng nói: “Lúc này tôi không nói chuyện với bạn được đâu.”

    Vì sao: Đây là sự thô lỗ, bất kể là trong tình huống trực tiếp hay trên điện thoại.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Tôi đang dở tay một chút. Tôi có thể gọi lại cho bạn khi xong việc không?”Hãy giải thích nhẹ nhàng với họ rằng vì sao bạn không thể nói chuyện lúc này và hẹn lại một lúc khác. Bạn cũng nên chuyển cuộc gọi vào hộp thư thoại trong lúc bạn cần tập trung và không muốn có việc khác cắt ngang.
    Trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng

    8. Đừng nói: “Sếp hiện tại của tôi thật kinh khủng.”

    Vì sao: Thật không chuyên nghiệp chút nào. Nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi khi nào thì bạn cũng sẽ độc miệng như vậy về họ. Và biết đâu chừng, người phỏng vấn bạn có thể quen biết sếp hiện tại của bạn thì sao.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Tôi sẵn sàng cho một thử thách mới,” hay một luận điểm tích cực tương tự như thế.

    9. Đừng nói: “Anh/chị nghĩ là tôi phù hợp với vị trí này chứ?”

    Vì sao: Bạn là người được phỏng vấn, chứ không phải là người phỏng vấn.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Anh / chị yêu thích điều gì khi làm việc ở đây?” Bạn có thể đặt các câu hỏi nhưng phải thể hiện được sự quan tâm thực sự của bạn đến công ty mà bạn ứng tuyển.

    10. Đừng nói: “Giờ làm việc ra sao?” và “Chính sách nghỉ phép như thế nào?”

    Vì sao: Bạn đang muốn được nhìn nhận là người tập trung làm cho xong việc hơn là làm cho hết giờ phải không nào?

    Thay vì vậy, hãy nói: “Công việc thường nhật ở đây như thế nào?” Sau đó, nếu sau khi nói vòng vo chán rồi mà nhà tuyển dụng vẫn chẳng đả động gì đến chế độ nghỉ ngơi, lúc này hãy hỏi: “Anh / chị có thể cho tôi biết về các chính sách đãi ngộ và quyền lợi cho nhân viên công ty không?”

    Khi nói về phụ nữ mang thai và em bé

    11. Đừng nói: “Chị có thai à?”

    Vì sao: Khi bạn hỏi vậy, nếu cô ấy không có thai, có lẽ bạn đã vô tình chạm vào “niềm đau chôn giấu” về việc tăng cân của cô ấy rồi.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Chào chị, rất vui được gặp chị, trông chị rất tuyệt.” Nếu cô ấy sắp làm mẹ, nhiều khả năng cô ấy sẽ tự khoe với bạn. Hãy kiềm chế bản thân đừng hỏi những câu ngớ ngẩn có thể làm người khác tổn thương.

    12. Đừng nói: “Chị có định cho bé bú mẹ không?”

    Vì sao: Vấn đề này có thể dẫn tới một cuộc tranh luận, và cô ấy có lẽ không muốn tranh cãi về lựa chọn của mình với bạn đâu.

    Thay vì vậy, hãy nói: Tốt nhất là đừng nói gì cả, trừ khi là bạn rất thân thiết với cô ấy. Nếu bạn đã lỡ lời, hãy sửa sai bằng cách hỏi thêm: “Chị không phiền khi kể điều đó với tôi chứ?”

    13. Đừng nói: “Cặp sinh đôi của chị có phải là tự nhiên không?” hay “Thật khó khăn cho cha mẹ đẻ của cháu khi cho con đi.”

    Vì sao: Bạn rõ ràng là đánh giá cao việc có con tự nhiên hơn là thụ tinh trong ống nghiệm hoặc nhận con nuôi.

    Thay vì vậy, hãy nói: Với bố mẹ của các cặp sinh đôi hay sinh ba: “Ồ, chị sẽ vất vả lắm đấy!” Với bố mẹ nhận nuôi, “Bé đáng yêu quá!” hoặc “Bé được mấy tuổi rồi?”

    Với người đang độc thân (hoặc vừa chia tay)

    14. Đừng nói: “Bạn quá tốt so với anh ta mà.”

    Vì sao: Về cơ bản, câu này có thể hiểu thành: “Bạn chọn người không ổn tí nào”. Và nếu cặp đôi này quay lại với nhau, bạn sẽ khá là khó xử đấy.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Thật là mất mát cho anh ta.” Câu này cũng có ý như trên nhưng sẽ không hàm ý gièm pha cho sự đổ vỡ của người khác.

    15. Đừng nói: “Tôi mừng vì bạn thôi anh ta rồi, dù sao tôi chưa bao giờ thích anh ta cả.”

    Vì sao: Cô ấy sẽ nghĩ rằng bạn thật giả tạo thi tỏ ra niềm nở với bạn trai của cô ấy trước đây.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Sẽ có một anh chàng khác hợp với bạn hơn”, cách nói này đặt trọng tâm ở những điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai hơn là cho thấy bạn cảm thấy vui mừng vì sự đổ vỡ và nỗi buồn của cô ấy.

    16. Đừng nói: “Ai đó trên đời sẽ không thể có đôi nếu bạn vẫn một mình đâu.”

    Vì sao: Lời an ủi này có thể phản tác dụng đấy, cô ấy có thể hiểu thành: “Có gì không ổn với bạn à?”

    Thay vì vậy, hãy nói: “Sao bạn không thử gặp ai đó khác xem?” Nếu cô ấy là người kín tiếng về chuyện tình cảm, hãy dừng chủ đề này ở đây và chuyển sang chủ đề khác.


    Trong khi tranh cãi với người yêu / bạn đời

    17. Đừng nói: “Anh luôn…” hay “Anh chẳng bao giờ…“ hay “Anh là đồ ngốc!” hay “Anh sai!”

    Vì sao: Phán xét theo kiểu tuyệt đối như “Anh luôn…” hay “Anh sai!” tức là bạn đang chơi trò đổ lỗi cho đối phương, và dùng đến những danh từ chỉ “một kẻ không tốt” khiến cho anh ấy cảm thấy bất lực. Kết quả là cuộc chiến của bạn chỉ càng căng thẳng leo thang mà thôi.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Em thấy khó chịu vì anh lại để chén đĩa bẩn đầy bồn rửa. Làm thế nào để chuyện này không xảy ra nữa?” Hãy bắt đầu bằng đại từ “Em” và diễn tả cảm giác của bạn chứ đừng vội buộc tội anh ấy gây ra cả cái đống lộn xộn này. Cách nói này có thể khiến anh ấy dễ tiếp nhận và sửa lỗi hơn.

    18. Đừng nói: “Nếu anh thực lòng yêu em, anh phải…”

    Vì sao: Bạn càng khó chịu mỗi khi anh ấy không làm bạn hài lòng, bạn sẽ càng ít hài lòng hơn cảm giác thực của mình. Cố gắng xoay chuyển anh ấy bằng cách đòi hỏi anh ấy phải làm thế này thế kia xem ra không phải là cách tốt để tạo dựng sự gần gũi.

    Thay vì vậy, hãy nói: “Em thấy anh hầu như chẳng giúp em làm việc nhà gì cả. Em sẽ cảm thấy vui hơn nếu anh có thể… “ Cách tốt nhất để giữ một cuộc chiến tiềm tàng khỏi bùng nổ là giải thích rõ ràng lý do bạn thất vọng và sau đó là đưa ra một giải pháp.…

    IvyBlue.vn
    IvyBlue.vn
    Tôi yêu đoá hoa Thường xuân xanh biếc!

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    ĐANG HOT

    Xem thêm

    - Quảng cáo -

    Mới nhất